Nano silic và vai trò nano silic đối với cây trồng

Có thể nói Silic không được xem là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy Silic có vai trò khá quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đặc biệt là nhóm cây lương thực (lúa, ngô và một số nhóm cây ăn quả..).

Tuy nhiên, nhu cầu thực sự của silic (như là một dưỡng chất) là cực thấp ở giai đoạn sinh dưỡng, nhưng lại rất cao ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực( giai đoạn ra hoa – đậu quả).

1. Silic có tác dụng ngăn ngừa nấm gây bệnh, hạn chế côn trùng chích hút gây hại (các cây họ hòa thảo)

Silic tích tụ trong cây dưới lớp biểu bì và tạo thành một lớp kép, làm cho lá cây dày hơn. Việc chuyển đổi từ Si(OH)4 thành SiO2 ở trong các tế bào của lá làm hạn chế nấm tiếp cận và do đó bảo vệ cây trồng khỏi bị nhiễm nấm.

Với cây lúa khi  được cung cấp đủ silic thì hàm lượng silic trong lá gia tăng. Sự tích tụ silic trong lớp tế bào biểu bì trên bề mặt lá là rào cản vật lý ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn lá(do nấm). Một cơ chế khác giúp lá lúa chống lại sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn là sự hình thành hợp chất silic – hữu cơ giúp ổn định vách tế bào, chống lại sự suy thoái của vách tế bào biểu bì lá dưới tác dụng của những enzym do nấm bệnh tiết ra. Silic còn làm giảm bệnh đốm nâu trên lúa, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt, cháy bìa lá do nhiều loại nấm gây ra đồng thời ức chế quá trình phát sinh, phát triển của tuyến trùng hại rễ.

Những nghiên cứu trên cây dưa chuột cho thấy Silic làm tăng hoạt tính của các enzym chitinase, polyphenol oxidase, và peroxidase qua đó làm giảm tình trạng nhiễm nấm Pythium.

Silic không chỉ tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh nấm mà còn hạn chế sự tấn công của sâu hại như sâu đục thân và rầy (sâu đục thân, nhện lá, sâu xanh, sâu tơ…).

Trong nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy Silic còn phát huy tác dụng của thuốc trừ nấm. Kết hợp sử dụng silic với phun thuốc trừ nấm làm gia tăng hiệu quả sử dụng của thuốc Benomyl, Mancozeb, Edifenfos, các chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng, nano đồng oxyclorua qua đó làm gia tăng năng suất. Silic còn giúp giảm số lần sử dụng thuốc BVTV hoặc giảm nồng độ thuốc sử dụng.

Việc bổ sung Silic kết hợp với canxibo đồng thời sử dụng nano bạc đồng và đồng oxyclorua trên cây măng tây giúp giảm hẳn hiện tượng nứt thân, quản lý hiệu quả các bệnh thán thư, khô cành, vàng đỏ lá, thối rễ … do nấm và vi khuẩn gây hại trên cây măng tây.

Quản lý bệnh hại và nứt thân Măng tây với Nano Silic và các sp khác của Agri Thịnh Vượng:

2. Silic có tác dụng làm tăng cường sức chống chịu của hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả ở một số cây ăn quả khó tính (cây có múi, bơ, sầu riêng, mít)

Theo nhiều nghiên cứu gần gây Silic khi được kết hợp với Ca, Mg và Bo ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, đậu quả non bằng phương pháp phun qua lá chúng tôi nhận thấy rằng cấu trúc hoa to khỏe hơn, đồng đều, hoa nở tập trung, đặc biệt trong điều kiện tự nhiên bất lợi (mưa kéo dài, ẩm cao, nhiệt độ cao) sức sống của hạt phấn kéo dài, nâng cao tỷ lệ đậu quả. Điều này được thấy rõ ở các mô hình sử dụng đối chứng trên cây có múi (cam, bưởi), cây bơ và cây sầu riêng.

Thời kỳ hoa nở rộ phấn hoa và nhụy cái giàu chất dinh dưỡng (axít amin, mật) nên chúng thường thu hút côn trùng và nấm khuẩn gây bệnh hại hoa. Tuy nhiên hầu hết các vườn cây ăn quả khi được xử lý phun nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua, nano bạc kết hợp với nano Silic-Canxibo chúng tôi thấy rằng tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng đồng thời tỷ lệ nhiễm nấm bệnh gây thối hoa, nấm mốc hoa, đen cuống các bệnh xơ đen, sượng trái, nứt trái trên cây trồng ( mít, sầu riêng… ) cũng được hạn chế tối đa, giảm tới 85-90% so với đối chứng.

Phân chứa silic giúp cho các loại cây trồng và hoa màu không bị thoái hóa giống. Giúp tăng năng suất cây trồng, rau quả có vị thơm ngon. Đặc biệt đối với cây dưa và họ bầu bí sử dụng phân có silic sẽ cho năng suất cao. Đặc biệt với Cà chua, Dưa leo, Dâu tây: Thiếu Si là nguyên nhân giảm mạnh năng suất trái và cũng gây ra dị hình trái (giống như thiếu Ca và B), các lá phát triển sớm, héo, lão suy sớm, khả năng sống sót của hạt phấn bị suy giảm, ảnh hưong đến tỷ lệ thụ phấn và không có sự hình thành trái.Điều này dễ làm cho nông dân nhầm lẫn với thiếu S-Ca-Bo…

3. Silic làm tăng khả năng chống chịu và làm giảm tác động tiêu cực của kim loại nặng, kim loại có tính độc hại

Ở đất phèn, silic giúp cây lúa ngăn ngừa ngộ độc mangan và sắt bằng cách mở rộng đường vận chuyển ôxy từ lá xuống rễ, giúp rễ nhận được nhiều ôxy hơn để ôxyt hóa sắt và mangan, làm các chất này không còn hòa tan trong dung dịch đất, hạn chế sự hấp thụ của rễ lúa đối với những độc chất này qua đó làm giảm tình trạng nghẹt rễ và ngộ độc kim loại nặng.

Silic làm tăng khả năng kháng kim loại nặng. Silic có thể cố định kim loại nặng ở dạng không độc hại bên trong thân cây.

Trong điều kiện kim loại nặng (Al, Cd, Cr) ở thực vật xảy ra sự thiếu hụt axit indole acetic (IAA). Mặt khác, việc bổ sung Silic làm tăng khả năng hấp thụ nguyên tố Zn trong thực vật. Zn là một nguyên tố bắt buộc cho quá trình tổng hợp IAA ở cây trồng. Như vậy, khi bổ sung Silic thì nồng độ IAA trong cây tăng lên. Việc bổ sung Si có tác dụng tăng sự hấp thu vi chất và các khoáng chất dạng macro như Ca, Mg, P, K, Zn, Fe, Mn. Silic đã được chứng minh là một trong những nguyên tố có lợi cho cây trồng do có tính chất thúc đẩy tăng trưởng nhờ hỗ trợ hệ thống trao đổi chất ở thực vật, bù đắp các ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi kim loại nặng trên các cây trồng

4. Silic làm tăng tính chống chịu thời tiết bất thuận cho cây trồng

Silic là một nguyên tố khá linh động, nó có khả năng thay đổi cấu trúc khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhờ khả năng này nó có thể kiểm soát và điều hòa nhiệt độ và các thay đổi bất thường khác bởi sự thay đổi cấu trúc của nó ở thành tế bào, khi các tương tác với acid silic (hình thành liên kết este) sẽ dẫn đến tích tụ một lượng lớn Silic vào cấu trúc thành tế bào trưởng thành.Sự tích lũy Silic trong lá có khả năng làm mát lá trong điều kiện nhiệt độ cao. Trong trường hợp này, các cấu trúc bio-silic hóa có mặt trong lớp tế bào biểu bì có hiệu quả trong việc làm mát lá cây nhờ cơ chế bức xạ hồng ngoại tầm trung (mid-IR) hiệu quả. Do đó, silic tạo ra một cơ chế vật lý chống lại điều kiện bất lợi về nhiệt giúp cây trồng chống nóng hiệu quả.

Việc bổ sung Silic cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ chế tổng hợp protein trong điều kiện nhiệt độ cao ở thực vật. Nhìn chung, Silic có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và phát triển ở cây trồng nói chung và đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại điều kiện bất thuận từ tự nhiên (nhiệt độ cao).

Việc bổ sung silic cho cây trồng nói chung có tác dụng quan trọng trong việc củng cố lớp biểu bì, từ đó làm giảm tỷ lệ thoát hơi nước. Sự hình thành các lớp kép silica rất có ý nghĩa đối với cây trồng (đã được nghiên cứu và chỉ rõ ở nhiều loại cây trồng như cây mộc lan, dưa chuột, một số cây họ hòa thảo). Các lớp kép silica giúp cây trồng tăng tính bảo vệ, hạn chế các tác nhân gây hại từ môi trường. Trong rễ, silic làm tăng cường các cấu trúc ở lớp tế bào thượng bì và lớp ngoài, ngăn ngừa sự rò rỉ nước và xâm nhiễm của nấm bệnh. Nói chung, việc tích tụ silic trong thành tế bào, không gian ngoài tế bào cải thiện đáng kể khả năng giữ nước, và do đó nó cũng cải thiện việc duy trì cân bằng nước, giúp cây trồng vượt qua được giai đoạn thiếu nước, nâng cao sức đề kháng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Silic có trong lá dưới dạng silica cho thấy khả năng kháng UV-B, bởi vì lá chứa silica có độ hấp thụ UV rất thấp. Các cấu trúc lá đã bị silic hóa, chẳng hạn như lớp biểu bì, lông gai, có thể phân tán bức xạ nhìn thấy được và giảm sự xâm nhập vào các mô lá, cũng như ảnh hưởng đến sự phản xạ lại các bức xạ UV. Như vậy, nhìn chung Silic có tác động tích cực trong việc giảm thương tổn ở thực vật nói chung gây ra do tiếp xúc với tia UV-B và làm tăng khả năng chống chịu bức xạ ở thực vật.

Nano silic của Agri Thịnh Vượng là dòng phân bón qua lá cung cấp silic dưới dạng dễ hấp thụ cho cây  trồng

                                         

                                  Mua Nano Silic: tại đây AgriTV Nano Silic

+ Hạn chế tác hại của kim loại nặng đối với cây trồng, tăng cường sức đề kháng cho cây.

+ Nano silic làm giảm bức xạ nhiệt của ánh sáng mặt trởi khi tiếp xúc lên cây trồng. Một số nghiên cứu đánh giá trên cây bưởi diễn cho thấy Nano silic kết hợp với nano vi lượng (Ca, Mg, Zn) và PVP giúp giảm tối đa tình trạng cháy nám vỏ quả bưởi (nghiên cứu trên cây có múi giai đoạn 2012 – 2016).

+ Ứng dụng của nano silic và một số phân bón nano vi lượng trong việc chăm sóc cây có múi: Chống rụng quả, hạn chế nứt quả trên cam canh và bưởi hoàng, giảm hẳn hiện tượng nứt quả, sượng múi, xơ đen trên mít, sầu riêng,…

+ Nghiên cứu quy trình sử dụng chế phẩm nano silic trên cây họ bầu bí (dưa leo, dưa lưới, dưa hấu): hạn chế hiện tượng nứt thân chảy nhựa, giảm tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn, chống nứt quả.

Hiện nay công ty chúng tôi đang có chương trình mua 4 tặng 1Tặng 1 Nano silic khi mua cặp trừ bệnh (Nano bạc đồng và đồng oxyclorua phòng trừ nấm khuẩn trên cây trồng) và cặp dinh dưỡng (Đạm cá Raipid hydro và Tảo Nereo cung cấp đầy đủ axit amin, trung vi lượng và dinh dưỡng hữu cơ từ thịt cá và tảo cho cây trồng phát triển và nuôi quả đạt năng suất và chất lượng cao)

                         

———–
Nhà nông cần thêm thông tin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Agri Thịnh Vượng
SĐT: 0984 023 568/ 0942 023 568/ 0984 610 690
Email: agritv01@gmail.com
Website: https://agritv.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuvannongnghiepsach/

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *