Phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi

1.Triệu chứng bệnh: 

 Bệnh ban đầu xuất hiện trên cành, lá non và trái.

Triệu chứng ban đầu là: những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt. Đường kính vết bệnh thay đổi theo giống trồng, trên bưởi thì vết bệnh thường lớn hơn trên cam quýt và chanh.

         

Xung quanh vết bệnh thường có màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành từng mảng lớn, đặc biệt bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

Vi khuẩn tấn công trên cành non làm khô, chết cành.

Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

Bệnh ghẻ loét có dễ nhầm lẫn với bệnh ghẻ sẹo, bệnh ghẻ loét thể hiện trên cả 2 mặt lá, chung quanh vết bệnh có viềng vàng sáng và không làm lá biến dạng nhăn nheo. Ngược lại, bệnh ghẻ sẹo thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới lá, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do ghẻ loét gây ra, và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng sáng. 

Hai loại bệnh này cũng có thể xuất hiện đồng thời với nhau trên các bộ phận của cây.

2. Nguyên nhân phát sinh bệnh:

– Bệnh ghẻ loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây ra. 

3. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

– Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20 – 300C) và ẩm độ cao.  Bệnh gây hại nặng ở những cây còn non, lá non.

– Bệnh chủ yếu lây lan qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, con người (tay chân, quần áo). Bệnh lây lan mạnh vào mùa mưa, hay những vườn áp dụng vào biện pháp phun trên lá.

– Sâu vẽ bùa cũng là môi giới truyền bệnh, chúng tấn công trên lá non, tạo ra vết thương, dễ làm vi khuẩn xâm nhập.

4. Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa, thu gom các bộ phận cây bị bệnh đem tiêu hủy.

– Trồng cây con sạch bệnh, thường xuyên khử trùng dụng cụ làm vườn.

– Bệnh phát sinh và lây lan nhanh trong mùa mưa, nên cần chú ý phun phòng bệnh bằng các thuốc gốc đồng định kỳ 7 – 10 ngày/lần, giúp sát khuẩn, lá xanh dày, hạn chế sự tấn công của sâu vẽ bùa và sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vào các đợt ra lá non.

– Chú ý phun phòng sâu vẽ bùa, dùng các thuốc có hoạt chất Chlopyrifos, Buprofezin, Imidacloprid,…

– Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây, vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nổi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang cành, lá, trái khác.

5. Sử dụng các sản phẩm của Agri Thịnh Vượng trong phòng trừ vi khuẩn gây bệnh:

– Phòng bệnh: Phun phòng bệnh bằng cách luân phiên các loại nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua 7-10 ngày / lần. Đặc biệt chú ý phun phòng vào các thời điểm cây nhú mầm non ( bằng hạt gạo), cây nhú mầm hoa, mới đậu quả non (bằng đầu đũa) là những thời điểm cây dễ bị nấm khuẩn tấn công gây bệnh.  Đi đôi với việc phòng trừ nấm bệnh vào giai đoạn này là công tác phòng trừ sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện …gây cho cây. Liều pha chai 500 ml pha 200-300 lít nước.

– Trừ bệnh: Kết hợp 2 loại nano bạc đồng và đồng oxyclorua để phun trừ bệnh cho cây. 2 loại này pha chung 300 lít nước phun cho cây 1-2 lần để trừ bệnh triệt để.

           

– Phun phòng trừ vẽ bùa bằng sản phẩm Thảo dược Agritv để tiêu diệt trứng và ấu trùng, xua đuổi thành trùng sâu vẽ bùa.

 

                                   

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *