Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây trồng vụ đông

 

Trên cây rau, màu vụ đông, ngoài một số dịch hại như sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ, bệnh xoăn lá… thì bệnh héo xanh vi khuẩn là đối tượng dịch hại quan trọng, gây hại mạnh trên: Cà chua, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, khoai tây; Bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất do lây nhiễm nhanh và chưa có thuốc đặc hiệu phòng, trừ.

Để hạn chế tối đa tác hại do bệnh héo xanh vi khuẩn gây ra, bà con cần nhận biết và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

    1. Nguyên nhân gây bệnh: do vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) gây ra.

  2. Nguồn bệnh: Vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh vụ trước và các cây ký chủ khác.

  3. Triệu chứng gây hại:

Các cây trồng bị bệnh héo xanh vi khuẩn đều có chung triệu chứng là: Bộ lá héo rũ rất nhanh, lá cây héo từ trên xuống nhưng vẫn giữ được màu xanh, lá héo có thể hồi phục một vài ngày vào buổi sớm và ban đêm khi độ ẩm không khí cao. Đoạn thân, cành bị bệnh thường sùi nốt nhỏ và rắn chắc không bị thối rữa như một số bệnh do nấm gây ra, bị nặng cây gục xuống và chết. Nếu cắt ngang đoạn thân cành bị bệnh sẽ thấy bó mạch dẫn hóa gỗ màu nâu đen, khi ngâm đoạn cắt vào cốc nước trong sẽ thấy dịch vi khuẩn màu trắng sữa đùn chảy qua lát cắt ra ngoài.

  4. Điều kiện bệnh phát sinh gây hại:

Vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25 – 350C, mưa to, mưa dài ngày, ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao; Bệnh dễ phát sinh gây hại nặng trên những chân ruộng thấp, thoát nước kém hay những vùng mà bà con thường trồng các loại cây là ký chủ của bệnh như cà chua, cà pháo, dưa chuột, bầu bí, …

Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cây thông qua những vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, thu hái, do côn trùng, do tuyến trùng gây ra tại vùng rễ, gốc, thân, cuống lá của cây hoặc qua những lỗ hở tự nhiên trên cây. Vì thế, trong quá trình  chăm sóc, thu hái chúng ta không nên làm xây xát thân cây, chú ý diệt côn trùng, tuyến trùng đang có mặt trên đồng ruộng.

  5. Biện pháp phòng trừ: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn nên để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần làm tốt các biện pháp sau đây:

Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng 2 vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.

Sử dụng hạt giống, củ giống, cây giống khỏe, sạch bệnh; sử dụng giống có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, giống ghép (ghép cà chua trên gốc cà tím hoặc gốc cà dại).

Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 – 15 ngày hoặc cày phơi ải. Khi làm đất cần cày bừa kỹ, Sử dụng nano Cu để xử lý đất trước khi trồng vụ mới.  Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng. Phun nano Khoáng AgriTv để duy trì pH trung tính cho đất. Bổ sung vi lượng cần thiết vào trong đất trước khi xuống giống. Sau khi trồng dùng Trichoderma Bacillus tưới đẫm để ổn định bộ rễ cây. Giữ ẩm sau 5-7 ngày.

Không nên trồng cây mật độ quá dày để tạo độ thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong ruộng, hạn chế sự cọ sát giữa các cây để tránh sự lan truyền bệnh.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali theo quy trình, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Chăm sóc cây khỏe để tăng tính chống chịu bệnh cho cây.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy ở nơi xa vùng nước tưới để tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ cây bị bệnh cần cần sử dụng nano bạc để khử trùng đất và phòng chống sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh và nấm bệnh khác.

#nano_bạc: 170 000 đ/ chai 500ml

#nano_đồng: 100 000 đ/ chai 500ml

#Trichoderma_Bacilus: 100 000 đ/ chai 500 ml

#Nano_Khoáng_agritv: 120 000 đ/ chai 500 ml

1  sản phẩm pha cho 200 lít nước để phun hoặc tưới theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác. 

                                 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *