HỎI ĐÁP
Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học (thuốc trừ sâu hữu cơ) là loại thuốc trừ sâu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu hại như vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật),… để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành hai nhóm chính là thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
+ An toàn với sức khỏe con người và môi trường: Khác với các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc với con người cung như môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật, dầu thực vật dùng để trừ sâu hầu như không gây hại cho người và các sinh vật có ích (ví dụ như các loài thiên địch) nên nó có thể bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát sâu hại.
+ Ít để lại dư lượng độc trên nông sản và thời gian cách ly ngắn.
+ Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản, các nguyên liệu có sẵn: Những yếu tố sinh học trừ sâu có thể tìm thấy dễ dàng mọi nơi, mọi lúc.
Lưu ý khi sử dụng
– Để đạt hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau đây:
+ Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không phải cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.
+ Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
+ Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
+ Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát
+ Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.
Phân bón hóa học xuất hiện giúp cho năng suất các loại cây ăn trái tăng lên, hiệu quả kinh tế được nâng cao. Tuy nhiên việc lạm dụng phân bón hóa học khiến đất đai ngày càng bị thoái hóa, bạc màu. Vậy để nâng cao năng suất chất lượng trái cải tạo nâng độ mùn cho đất có cần thiết?
1. Vì sao cần cải tạo mùn cho đất?
Sau thời gian dài canh tác vườn cây ăn trái, đất đai sẽ bị bạc màu do cung cấp chất dinh dưỡng hằng năm cho cây. Bên cạnh đó việc bà con thường xuyên sử dụng phân bón hóa học mà không bón vôi để ổn định pH đất, khiến cho đất ngày càng bị thoái hóa, chai cứng và ngộ độc nặng bởi các chất độc trong các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đất trồng bị nhiễm độc và thoái hóa khiến lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây không đủ, khiến cây ngày càng còi cọc, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh xâm nhập gây hại trên cây, khiến cho năng suất trái suy giảm, trái bị sâu bệnh méo mó, nhỏ.
Bởi vậy, nếu không cải tạo, ko tăng độ mùn cho đất, đất của bạn sẽ ngày càng xấu, năng suất chất lượng trái suy giảm.
2. Cải tạo độ mùn cho đất hiệu quả
Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác đặc biệt là phân sinh học có công dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, nâng cao độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Bón phân hữu cơ giúp bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, giúp giải độc đất, hạn chế được việc sử dụng các loại thuốc hóa học, nâng cao sức đề kháng cho cây trồng và an toàn cho sức khỏe con người.
Sử dụng combo cải tạo đất thoái hóa để giúp cải tạo tính chất vật lí, tính chất hóa học cho đất. Đồng thời giúp cân bằng vi sinh vật trong đất, thúc đẩy quá trình hoạt động của vi sinh vật có ích.
CHIA SẺ KIẾN THỨC CHO BÀ CON TRỒNG CÂY CÓ MÚI🎯🎯
( Kiến thức rất bổ ích ạ)
Có 1 sự nhầm lẫn không hề nhẹ về việc ngay lúc này nhiều vườn đang ra sức vặt lộc đi vì sợ cuối năm không ra hoa, từ cây tơ đến cây đang thu hoạch.
Nhiều người hỏi mình giải quyết thế nào? Mình khẳng định thời điểm hiện tại lộc càng nhiều càng tốt, càng khỏe càng tốt.
Có lẽ mọi người đã đọc từ 1 tài liệu nào đó hoặc nghe 1 ai đó về khái niệm lộc Đông, tất nhiên ra lộc Đông thì khó có hoa và đậu quả rồi. Nhưng giờ là cuối tháng 8, đầu tháng 9 nhé ( làm cây tính lịch âm quanh năm).
Cái lộc Đông mọi người hoang mang thực chất là lộc tháng 10 hoặc tháng 11.
Cụ thể hơn, lộc hoa chuẩn nhất là phát ra từ cành lộc cách thời điểm ra lộc hoa 3 tháng gần nhất đối với Bưởi và 4 tháng đối với Cam. Nghĩa là nếu bây giờ các bạn vặt hết lộc đi thì tháng 12 Bưởi ra hoa hoặc cuối tháng 1 Cam ra hoa thì loạt lộc hoa đó sẽ phát ra từ cành lộc tháng 6 hồi giữa năm, nghĩa là cành đó đã 6 tháng tuổi, làm sao hoa có thể khỏe khi phát ra từ đó?
Lộc tháng 6 của cây tơ còn khỏe chứ cây đang nuôi quả thì lún phún được vài ngọn ngắn cũn cỡn có đáng kể gì đâu ( trừ những cây ít quả)
Tính từ lộc tháng 8 hoặc tháng 9 này đến khi ra hoa lúc cuối năm là 3 tháng nghĩa là đúng tiêu chuẩn hoa ra từ cành trẻ khỏe, thế người ta mới sinh ra khái niệm tạo sự trẻ hóa cho cây( nghĩa là loại cành cũ để sinh ra cành mới trẻ khỏe hơn, cái này phải giải thích dài dài ).
Sau đợt lộc này mới đến giai đoạn ép để không cho cây không phát lộc đến thời điểm ra hoa.
Bằng nhiều cách khác nhau như chạm rễ, ép khô, khoanh thân, phun thuốc, thắt thân cây, vặt lá già… Áp dụng phương pháp nào thì phải tùy vùng miền và tùy thời điểm.
Cây già thì dễ quá rồi, chỉ việc ép khô là quả vặt đi không kịp nhưng cây tơ thì nên song song 2 phương pháp thì mới đủ làm cho cây ra hoa đúng thời điểm, tất nhiên đang nói đến cây khỏe còn cây bệnh thì chẳng làm gì cũng đầy hoa 😃
Nghề làm cây có múi rất dễ làm người ta hoang mang , chỉ cần 1 năm mất mùa là năm sau run tay, khi run rồi thì 1 là ép thật mạnh tay cho cây tàn phế, 2 là em nhẹ tay cho cây không ra nổi hoa để nuôi cây cho to 😆 (to không quan trọng nữa rồi)
Thực chất mất mùa 1 năm nhưng lại thành thời gian của 2 năm, trong 2 năm đó vẫn phải duy trì đầu tư trong tình trạng không có thu nên rất nhiều vườn bỏ công đoạn, mà toàn công đoạn quan trọng vì hết tiền, hết chỗ vay.
Mình và nhiều người thấm quá rồi, vì vậy mình luôn thận trọng trong từng công đoạn nhất là làm Cam, tỉ mỉ và chi tiết hơn bưởi rất nhiều. Bưởi càng già càng nhàn chứ cam thì không có khái niệm nhàn trong sự nghiệp dù có cả chục nhân công sống tại vườn.
Tiện đây cũng thống kê để mọi người biết 1 hecta bưởi trưởng thành 1 năm chi phí hết khoảng 130 đến 150 triệu, 1 hecta Cam hết khoảng 180 đến 200 triệu. Đây là chi phí trung bình đối với chủ vườn là nhà đầu tư từ A đến Z, không phải tận dụng sức lao động vốn có.
Nếu không đầu từ được bằng ấy tiền 1 năm xác định nguồn thu chỉ đủ ăn thôi vì đầu tư không đủ,hiệu quả đương nhiên ở mức thấp.
Nếu tận dụng sức lao động của gia đình thì lấy số mốc đầu tư đó trừ đi số công. Nhưng nói thật, tự tay làm tất cả thì không thành công được,nhất là lúc khởi nghiệp, bởi 3 hay 4 năm chỉ đầu tư chứ không có thu hoạch nên làm sao có thể làm tất cả các khâu mà lại có tiền đầu tư dài hạn? Phải ra ngoài chiến đấu để mang tiền về đảm bảo cuộc sống, đảm bảo nguồn đầu tư dài hạn. Với mình, muốn thành công thì chủ đầu tư là ra chủ đầu tư, làm thợ thì làm thợ hẳn chứ đừng nửa ông nửa thằng, vừa làm chủ đầu tư vừa là thợ chắc chắn thất bại.
Phải có nhiều nguồn thu nhập duy trì 5 năm hay 10 năm sau đó trang trại ổn định rồi mới rảnh được. Đừng nhầm lẫn làm trang trại chính là nông dân, làm trang trại chính là nhà đầu tư như bao nhà đầu tư nhiều ngành khác.
Mở 1 hec trang trại tính từ lúc mua đất đến lúc được thu hoạch hết khoảng 1 tỷ, đầu tư 1 tỷ mà chỉ ở vườn nhặt cỏ với tưới nước thì lâu thu lại tỷ đó lắm, chưa nói đến 5 hec hay 10 hec.
Đó là nhận định của riêng mình, còn bạn thì sao nhỉ?
Chúc mọi người có mùa quả được giá. 3 tháng đếm tiền khá là mỏi tay phải không nào? Lần lượt cam Lòng vàng, bưởi Da Xanh, cam Đường Canh, bưởi Diễn và qua tết là Cam V2. Nghe qua đã ngửi thấy mùi tiền rùi
Bà con có thấy rằng thời gian càng dài sâu bệnh trên cây có múi ngày càng nhiều thêm. Dù năm trước đã dùng thuốc chữa khỏi bệnh cho cây nhưng năm sau bệnh vẫn tiếp tục tái diễn, so với năm ngoái bệnh lại càng nặng hơn càng phức tạp khó chữa hơn. Vì sao lại như vậy? Vì sao sâu bệnh hại trên cây có múi ngày càng nhiều?
1.Do thời tiết
– Điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến khắc nghiệt, nắng gay gắt và mưa nhiều dài ngày ảnh hưởng lớn đến cây trồng.
Mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước của vườn kém, vườn bị ngập khiến cho rễ cây dễ bị tổn thương, bị thối. Nấm bệnh hại dễ xâm nhập qua rễ, tấn công gây bệnh cho cây.
2. Do chăm sóc
❌Trong quá trình chăm sóc vườn, việc diệt sạch cỏ trong vườn cây khiến cho lớp đất mặt khi trời nắng nóng sẽ bị thiêu đốt do không có tầng che phủ, làm tổn hại bộ rễ. Trong mùa mưa không có lớp che phủ tầng đất mặt dễ bị rửa trôi, đất thoát nước chậm, cây bị ngập úng.
❌Không cắt tỉa vệ sinh vườn sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến cho sâu bệnh hại hoành hành. Vườn cây rậm rạp, không thông thoáng là nơi trú ngụ lí tưởng cho các loại sâu gây hại lên cây trồng như nhện đỏ, rệp sáp…
3. Do môi trường đất
❌Chúng ta thường chỉ quan tâm đến chăm sóc cây trồng như thế nào để thu được năng suất trái lớn nhất, chính vì vậy mà thường bỏ qua nhiều khâu chăm sóc phòng bệnh cho vườn. Điều này làm cho năng suất của vườn chỉ được một hai vụ đầu tiên, còn sau đó thường là mất mùa và sâu bệnh ngày càng hoành hành. Nhưng có một yếu tố quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua, đó chính là đất trồng
❌Đất trong vườn theo thời gian dài canh tác ngày càng thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng nếu như không được cải tạo, không được trả lại lượng dưỡng chất mà cây đã sử dụng
❌Đất thoái hóa khiến cho các vi sinh vật có lợi trong đất bị ức chế sự sinh trưởng phát triển. Nấm bệnh hại sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường đất, tấn công lên cây gây bệnh cho cây
❌Đất thoái hóa, dinh dưỡng trong đất suy cạn, không đủ dưỡng chất để nuôi cây, khiến cho cây ngày càng trở nên còi cọc, sức đề kháng của cây yếu, sâu hại dễ tấn công tàn phá vườn cây.
Chăm sóc cây có múi, bón phân là điều hết sức cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và nuôi trái tốt nhất. Hiện nay lượng phân bón mà bà con cung cấp cho cây có múi ngày càng tăng lên với suy nghĩ bón nhiều cây sẽ cho năng suất nhiều.
🍀🍀Tuy nhiên qua tiếp xúc với nhiều khách hàng, họ chia sẻ chi phí cho phân bón ngày càng nhiều nhưng lợi ích thu lại chẳng được bao nhiêu. Nguyên nhân vì sao vậy?
✅Trong những năm chăm sóc đầu tiên, vì suy nghĩ bón nhiều phân bón hóa học cây sẽ nhanh lớn khiến cho người trồng cây lạm dụng loại phân bón này quá đà. Theo thời gian dài lượng phân bón cây không sử dụng hết tích lũy vào đất. Nhưng trong phân bón lượng chất độn không có tác dụng lên đến 45%, lượng chất độn này khiến cho đất trở nên chai cứng, và thoái hóa.
✅Thói quen sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho vườn từ lâu đã không còn, khiến cho đất không được bổ sung chất mùn cần thiết khiến đất ngày càng nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
✅Khi đất trồng bị thoái hóa, bị chua, bị chai cứng thì lượng phân bón hóa học bón vào đất cây sẽ hấp thụ được rất ít, cây ngày càng còi cọc, năng suất thấp, chúng ta lại bón thêm phân bón vào mùa sau. Vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại, bà con không tìm ra nguyên nhân sâu xa thì sẽ ngày càng mất nhiều chi phí hơn mà hiệu quả năng suất lại ngày càng giảm sút.